[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc của bạn, Nha khoa xin được giải đáp cụ thể như sau:
Trong tất cả các trường hợp răng sâu chỉ nên nhổ khi tình trạng sâu nặng, bị viêm, bị vỡ lớn không thể tiếp tục duy trì được nữa, hoặc nếu duy trì mà có nguy cơ ảnh hưởng đến các răng kế cận.
Đối với răng cấm càng phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn. Chỉ khi thật sự cần thiết mới nên nhổ răng cấm. Bởi đây là chiếc răng hàm số 6 rất quan trọng, giữ vị trí là răng ăn nhai số 1 trên cung hàm. Thiếu đi chiếc răng ở vị trí này, sức nhai của hàm răng sẽ giảm đi đáng kể, lực nhai không đầy đủ.
>>Nhổ răng khôn và biến chứng: http://nhorangkhon.net/nho-rang-khon-va-bien-chung-can-luu-y/
Khi thiếu một răng cấm, người ta có thể phải đổi bên ăn nhai chính. Không có nhiều người có thể thích nghi hoàn toàn được với hàm răng bị thiếu mất răng cấm, mất càng nhiều răng cấm, sự ảnh hưởng càng này càng lớn hơn.
Do đó, nếu phải nhổ 2 răng cùng lúc, bạn sẽ gặp khá nhiều khó khăn với việc ăn uống hàng ngày.
Trong tình huống phải nhổ cả hai răng thì có thể tính toán như sau:
– Nếu hai răng cấm ở cùng một phía thì có thể nhổ cùng lúc được để tiết kiệm thời gian và rút ngắn sự lành thương so với việc phải chia ra thành hai đợt.
– Nếu hai răng cấm ở hai bên hàm khác nhai thì nên cân nhắc nhổ chiếc răng sâu nặng hợn trước sau đó khi dã lành thương mà ăn nhai được bên hàm này thì có thể nhổ chiếc răng cấm còn lại. Trường hợp không thể tiếp tục duy trì nữa buộc phải nhổ thì không nên đình chỉ. Nhưng trong thời gian chờ lành thương bạn sẽ gặp khá nhiều khó khăn khi ăn nhai.
Hơn nữa, việc nhổ hai răng hay một răng cũng phụ thuộc một phần vào sức khỏe của bạn. nếu sức khỏe của bạn tốt và có thể khắc phục được những bất lợi có thể gặp phải trong ăn uống vào khoảng thời gian lành thương thì có thể nhổ cùng lúc. Kỹ thuật nhổ răng hiện đại hoàn toàn có thể đảm trách việc nhổ nhiều răng đồng thời mà không có ảnh hưởng gì.
Sau nhổ răng, bệnh nhân chỉ phải chú ý đặc biệt trong khoảng từ 1 – 2 tuần chờ lành thương. Sau đó, sức khỏe của khung hàm và răng miệng sẽ trở lại bình thường. Có thể phục hình lại răng ngay sau đó mà không gặp bất cứ trở ngại nào.
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc của bạn, Nha khoa xin được giải đáp cụ thể như sau:
Tình trạng cười hở bắt nguồn từ hai nguyên nhân chủ yếu. Một là do xương ổ răng quá dày khiến cho phần lợi bám bị đẩy nhỏ ra gây hở lợi khi cười. Hai là do lợi bám thấp hoặc lợi dày.
Mỗi nguyên nhân gây cười hở lợi khác nhau sẽ cần có những tác động cụ thể. Tuy nhiên, đều phải trải qua phẫu thuật mới tiến hành được.
Khi hở lợi do xương hàm dày thì kỹ thuật thực hiện là phẫu thuật mài xương. Phần lợi bị hở sẽ được tách ra đê tiến hành mài bớt xương ổ răng phía trước (nằm dưới nướu). Khi đã đạt đến độ thẩm mỹ vừa đủ, nướu sẽ được khâu lại như cũ và hoàn tất hỗ trợ điều trị.
Tin liên quan
Khi nguyên nhân gây hở lợi là do nươu dày và bám thấp, bạn cũng cần phải trải qua phẫu thuật cắt bớt nướu và tạo hình lại viền nướu bằng cách kéo vạt nướu lên cao. Trong trường hợp này sẽ có hai tình huống xảy ra. Nếu sau khi vạt nướu kéo lên mà chỉ để lộ thân răng giúp răng trông dài ra thì có thể hoàn tất phẫu thuật. Nhưng nếu vạt nướu kéo lên mà bị lộ cả phần chân răng (do đặc điểm răng của bạn) thì cần tiến hành phục hình thẩm mỹ lại chiếc răng này bằng cách bọc răng sứ. Như thế mới giúp tao hình răng và kéo vạt nướu.
Khi nguyên nhân gây cười hởi lợi do cả xương ổ răng và do lợi thì phải thực hiện đồng thời cả hai thao tác kỹ thuật trên. Có thể thực hiện đồng thời trong một lần phẫu thuật giúp rút ngắn thời gian hỗ trợ điều trị và lành thương.
Đó là biện pháp khắc phục tốt cho tình trạng cười hở lợi. Mức độ hở lợi càng nhẹ thì thủ thuật càng đơn giản và nhanh chóng hơn. Thực tế, đây cũng chỉ là tiểu phẫu, rất nhanh gọn nên bạn có thể yên tâm nếu hỗ trợ điều trị. Đã có không ít bệnh nhân cười hở lợi đã được bác sỹ phẫu thuật hàm mặt giỏi của Nha khoa hỗ trợ điều trị thành công, đem lại nụ cười hoàn hảo và tự tin hơn sau hỗ trợ điều trị.
Vì bạn chỉ mới miêu tả tình trạng răng và lợi qua quan sát thông thường nên chưa thể khẳng định được bạn bị hở lợi do nguyên nhân nào. Bởi vậy, bạn đến hỗ trợ điều trị trực tiếp, bác sỹ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng xương và nướu cụ thể hơn. Từ đó, bác sỹ sẽ chỉ định biện pháp phẫu thuật cụ thể, cần tác động vào xương hay vào nướu.
>>Tìm hiểu: http://benhvienranghammatsaigon.vn/phau-thuat-cuoi-ho-loi-gia-bao-nhieu.html
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc: “Có nên nhổ răng mọc ngầm không?” của bạn, Nha khoa xin được giải đáp cụ thể như sau:
Răng mọc ngầm được hiểu là răng mọc bên trong xương hàm, quan sát bằng mắt thường không thể thấy được, ngay bản thân người có răng ngầm đôi khi cũng không biết mình có răng ngầm nếu răng ngầm đó là răng thừa. Chỉ qua chụp phim mới biết được có nang răng bên trong xương hàm.
Răng mọc ngầm sẽ có 2 loại là răng thừa và răng bị thiếu trên cung hàm. Về mức độ ảnh hưởng cũng có 2 hướng là răng mọc ngầm ác tính và răng mọc ngầm lành tính. Do đó, vấn đề có nên nhổ răng mọc ngầm hay không cần căn cứ trên các tình huống này để xác định.
>>Nhổ răng hàm có làm sao không
Có nên nhổ răng mọc ngầm hay không?
Việc nhổ răng mọc ngầm cần được cân nhắc kỹ để vừa tránh những tình huống xấu xảy ra, vừa góp phần tiết kiệm nhất cho người điều trị.
Khi đó, sẽ có những tình huống sau đây xảy ra:
– Răng ngầm là răng thiếu trên cung hàm: Có nghĩa đây là chiếc răng bị thiếu trên cung hàm, thay vì trồi lên khỏi nướu thì vì lý do nào đó nó vẫn còn nằm lại trong xương hàm.
Với tình huống này, nếu có thể, bạn nên thực hiện tiểu phẫu làm bộc lộ răng và dùng mắc cài để kéo răng này ra khỏi xương hàm, về đúng vị trí răng bị thiếu.
– Răng ngầm là răng thừa: Khi đó, việc nhổ răng mọc ngầm cần được cân nhắc. Nếu như răng ngầm đã ngưng phát triển và không chạm vào các chân răng kế cận, kích cỡ răng không quá lớn, qua soi chụp không cho thấy có dấu hiệu biến chứng nguy hiểm thì có thể không cần nhổ. Nhưng nếu răng đang phát triển tăng kích cỡ theo chiều hướng xấu và có dấu hiệu ác tính thì có thể nhổ.
Việc nhổ răng mọc ngầm có thể sẽ phải trải qua phẫu thuật mới làm bộc lộ răng ngầm được. Cho nên, sẽ có những xâm lấn nhất định, có thể gây đau cho bạn. Nhưng nếu việc nhổ răng là cần thiết thì không nên chần chừ, nhổ càng sớm càng tốt.
Bạn đọc quan tâm
Kỹ thuật nhổ răng ngày nay đã hiện đại và tân tiến hơn rất nhiều, cho phép nhổ răng an toàn và ít đau đớn nhất nên bạn có thể yên tâm. Toàn bộ quy trình nhổ răng sẽ được thực hiện bài bản, nhanh chóng.
Công nghệ nhổ răng Siêu âm không đau Piezotome hiện đại tại Nha khoa giúp nhổ răng bằng mũi cắt siêu âm linh hoạt, bóc tách răng nhẹ nhàng, ít xâm lấn. Nhờ thế, ca nhổ răng mọc ngầm sẽ diễn ra rất nhẹ nhàng, giảm đau tối đa, liền thương nhanh và cam kết không biến chứng.
Sở dĩ răng số 8 hay còn gọi là răng khôn được khuyến cáo nên nhổ bỏ là bởi đây là răng mọc sau cùng trên cung hàm, dễ gây nên các biến chứng khi răng mọc lệch, mọc ngầm. Các bệnh lý răng miệng như sâu răng, nha chu, thậm chí áp xe xương ổ răng có thể diễn ra đối với răng khôn, gây đau nhức, sưng tấy, có trường hợp húc vào răng số 7 khiến răng số 7 phải nhổ bỏ.
Những lưu ý khi nhổ răng số 8 cần thiết cho bạn
Đối với bệnh nhân ở độ tuổi thanh thiếu niên từ 18 – 20 tuổi thì quá trình lành thương sau khi nhổ răng số 8 có thể diễn ra trong vòng 7 – 10 ngày còn với độ tuổi từ 26 trở lên thì thời gian đòi hỏi nhiều hơn. Đặc biệt đối với những người già thì việc khôi phục sẽ cần tới 3 – 6 tuần. Sau khi nhổ răng, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau quai hàm trong vòng 7 – 10 ngày và vùng da xung quanh quai hàm cũng có thể bị tổn thương nhẹ đến 2 tuần. Một số người có thể sẽ có cảm giác ngứa ran hoặc tê mặt, môi hoặc lưỡi.
♦ Những lưu ý khi nhổ răng số 8 bạn nên biết
Nhổ răng số 8 là một thao tác khó, có thể tác động tới sức khỏe và chỉ được chỉ định nhổ khi bệnh nhân có trạng thái sức khỏe tốt. Do đó, người bệnh cần thông tin tới bác sĩ các tình trạng bệnh mạn tính đang mắc: Viêm dạ dày, cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh cơ xương khớp…Các thuốc đang dùng: thuốc chống đông, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, các thuốc có thể gây dị ứng ở mỗi cá thể khác nhau.
Trước khi nhổ răng số 8, tại các trung tâm nha khoa uy tín, bệnh nhân sẽ được các nha sỹ chụp X-quang để kiểm soát được hình thể, vị trí, số lượng chân răng, tình trạng xương quanh ổ răng.
Trước ca nhổ răng, bệnh nhân cần có một tâm lý thoải mái, tin tưởng vào bác sĩ thì ca nhổ răng khôn số 8 sẽ diễn ra thuận lợi. Bạn nên thu xếp buổi nhổ răng vào đầu giờ sáng hoặc đầu giờ chiều để có nhiều thời gian theo dõi và kiểm soát sự cầm máu sau nhổ răng. Cố gắng ăn no để có sức khỏe và tâm lý tốt trước ca nhổ răng.Nho rang so 8 co anh huong gi khong?
Một lưu ý sau khi nhổ răng số 8 nữa là nếu có thể nên uống một cốc nước ép dâu tây vì trong đó có hoạt chất trợ lực cho thuốc giảm đau tác dụng tương tự Aspirin hoặc uống vài ly sữa đậu nành. Sữa chua cũng giúp tăng tác động của thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn nhờ có chứa chất acid obacillus. Ngoài ra ăn nhiều hoa quả tươi để bổ sung các vitamin sẽ giúp tăng cường sức khỏe và mau chóng hồi phục sau nhổ răng.
Trường hợp bệnh nhân bị chảy máu hoặc đau nhức quá nhiều thì nha sỹ có thể kê toa thuốc sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen.
Đặt túi nước đá ở bên ngoài má của bạn trong 24 giờ đầu tiên và sau đó sử dụng nhiệt ẩm để làm dịu cơn đau. Sử dụng một cái gối cao để kê thêm, hỗ trợ đầu của bạn được nâng lên vào ban đêm. Tránh hoạt động gắng sức và tập thể dục trong một vài ngày.
Lưu ý khi vệ sinh răng miệng, tránh đụng bàn chải hay các vật nhọn vào chỗ chân răng vừa nhổ. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng, làm sạch răng cũng như hạn chế viêm nhiễm ở vết nhổ răng.
Sau khi nhổ răng nên ăn gì cũng là vấn đề bạn nên quan tâm, các thức ăn mềm, lỏng dễ nuốt như cháo, súp được khuyến khích sử dụng thay vì ăn nhai những thức ăn cứng, dai hoặc chứa nhiều đường.
Tìm hiểu thêm: http://nhorangkhon.net/nho-rang-ham-co-hai-khong/
♦ Nhổ răng số 8 bằng cách nào là tốt nhất?
Nếu như trước kia việc nhổ răng khôn là nỗi ám ảnh đối với bệnh nhân khi gây đau nhức và chảy máu khá nhiều, thậm chí tình trạng này diễn ra nhiều ngày sau khi nhổ. Phương pháp cũ thường sử dụng các dụng cụ truyền thống như kìm nha khoa, dụng cụ nạy bẩy, sẽ tác động khá nhiều đến mô nướu, thậm chí xương ổ răng nên tình trạng đau nhức kéo dài là không tránh khỏi.
Với công nghệ mới, nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome hiện đại, những hạn chế của phương pháp cũ sẽ được khắc phục hoàn toàn. Công nghệ nhổ răng siêu âm cho phép nhổ răng số 8 an toàn, không đau và hoàn toàn không gây nên bất kỳ biến chứng nào. Công nghệ này nhổ răng dựa trên mũi cắt siêu âm linh hoạt làm đứt gãy dây chằng nha chu nhanh chóng, tách răng ra khỏi ổ răng dễ dàng mà không xâm lấn quá sâu. Chính bởi ưu điểm này mà quá trình hậu phẫu và lành thương diễn ra nhanh hơn.
***Mọc răng khôn có ý nghĩa gì đặc biệt: http://nhorangkhon.net/moc-rang-khon-co-y-nghia-gi/
Để khoảng trống trong miệng của bạn sau khi mất một hoặc nhiều răng có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như suy giảm xương hàm, xương hàm bị thoái hóa, mất sức mạnh và độ cứng của nó. Hàm giả tháo lắp là một trong phương pháp tạo răng giả được ưa chuộng nhưng thường gây vướng víu trong miệng, chức năng ăn nhai không cao, giảm cảm giác ngon miệng khi ăn, trở ngại cho việc phát âm, các móc của hàm giả có thể làm hư các răng thật, xương sóng hàm tiêu dần khiến hàm giả lỏng lẻo và sau một thời gian phải chỉnh sửa hoặc làm lại.
Cầu răng: Cầu cho chức năng ăn nhai gần như là răng thật nhưng phải mài các răng thật kế cận nhỏ bớt để bọc mão làm trụ cầu. Xương hàm nơi mất răng cũng tiêu dần, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt.
Cắm ghép Implant là một trong những phương pháp tối ưu để phục hình răng mất, ngăn chặn lại những hậu quả trên. Implant là một trụ nhỏ làm bằng chất liệu titan, được cấy vào trong xương hàm, trụ của nó kết hợp vững chắc vào xương, đóng vai trò như một chân răng, trên đó gắn mão răng bằng sứ giống như răng thật. Đây cũng là phương pháp làm răng giả cố định nhưng nó được giữ nhờ implant thay thế chân răng.
Bài viết xem nhiều
Lợi ích của trồng răng giả implant
– Răng Implant giống như răng thật, có cả thân răng và thân răng nên đạt hiệu quả cao về thẩm mỹ và chức năng, Cảm giác thoải mái tự tin như chính răng thật của bạn.
– Răng Implant vững chắc, không di động, không bị rơi, không ảnh hưởng đến phát âm và giao tiếp
– Tỷ lệ thành công cao: khoảng 97 – 100% trong vòng 10 năm (Trong khi kĩ thuật cổ điển chỉ đạt khoảng 50% trong vòng 10 năm) và răng cấy ghép có thể tồn tại suốt đời bạn.
– Không mài răng thật (Kỹ thuật cổ điển mài răng thật để làm trụ cầu và khoảng 15% răng bị mài sẽ bị hư tủy) và luôn tạo cảm giác thoải mái tự tin như chính răng thật của bạn.
– Ngăn ngừa tiêu xương ổ răng, giữ được trương lực cơ vùng mặt, môi và má không bị hóp vào, không gây biến dạng mặt, giữ được sự thẩm mỹ và trẻ trung.
– Vị giác không thay đổi, bệnh nhân vẫn cảm nhận được thức ăn mềm hay cứng, nóng hay lạnh, chua hay ngọt, cay hay không cay,…, giúp ăn ngon miệng hơn.
– Ngăn chặn tình trạng tiêu xương, giữ cho xương hàm không bị tiêu đi và gương mặt sẽ không bị biến dạng.
– Cấy ghép răng không làm bạn khó chịu như nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị nha khoa khác. Cấy ghép răng nhẹ nhàng hơn nhổ một cái răng hay mài răng để làm cầu răng.
Sau khi cấy ghép implant, bạn cần phải đi gặp nha sĩ theo đúng kế hoạch, chăm sóc sạch sẽ cho nó và nướu răng của bạn mỗi ngày giống như một chiếc răng tự nhiên vậy.